I. Mục tiêu đào tạo:
1) Mục tiêu đào tạo:
a. Thạc sĩ ứng dụng:
* Tổng quát:
Chương trình Cao học chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không đào tạo cán bộ, chuyên gia ở trình độ cao với 3 mục tiêu chính:
Cung cấp kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật hàng không – không gian.
Trang bị nền tảng kiến thức rộng cho phép học viên làm việc trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau.
Nâng cao khả năng nghiên cứu và nền tảng kiến thức để học viên có thể tiếp tục học lên bậc Tiến sĩ.
* Chi tiết:
Nâng cao kiến thức về Hàng không so với chương trình đào tạo bậc Đại học ngành Kỹ thuật Hàng không theo hướng đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiên cứu khoa học và ngoại ngữ để có thể công tác trong các công ty khai thác bảo dưỡng, cải tiến kỹ thuật và nghiên cứu thiết kế bộ phận sản phẩm mới…Ngoài ra, học viên tốt nghiệp cao học có thể làm việc ở các trường đại học, học viện hoặc tiếp tục học lên bậc tiến sĩ ở các nước khác.
– Trang bị và rèn luyện cho học viên phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng khai thác vận hành, tổ chức hệ thống giao thông đường hàng không cũng như thực hiện công tác nghiên cứu cải thiện quy trình vận hành sản xuất trong lĩnh vực hàng không.
– Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế– xã hội, hội nhập quốc tế của học viên sau khi tốt nghiệp: Học viên tốt nghiệp Cao học ngành hàng không có kiến thức chuyên môn tương đương với các nước tiên tiến và trình độ ngoại ngữ khá. Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể làm công tác khai thác bảo dưỡng cho các hãng hàng không của Việt Nam (Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vietstar Airlines, Vietjet Air, VASCO, SAAM,…), các hãng hàng không quốc tế đang khai thác đường bay đến Việt Nam như Air France, Cathay Pacific, Singapore Airlines, Japan Airlines…
b. Thạc sĩ nghiên cứu:
* Tổng quát:
Chương trình Cao học chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không đào tạo cán bộ, chuyên gia ở trình độ cao với 3 mục tiêu chính:
Cung cấp kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật hàng không – không gian.
Trang bị nền tảng kiến thức rộng cho phép học viên làm việc trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau.
Nâng cao khả năng nghiên cứu và nền tảng kiến thức để học viên có thể tiếp tục học lên bậc Tiến sĩ.
* Chi tiết:
Trang bị cho học viên các kiến thức nâng cao, phương pháp nghiên cứu hiện đại thuộc lĩnh vực Kỹ thuật Hàng không:
+ Trang bị kiến thức nâng cao về phương pháp tính toán mô phỏng số, khí động lực học, động lực học và điều khiển máy bay, kết cấu vật liệu hàng không, hệ thống lực đẩy trên máy bay,
+ Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về lập mô hình tính toán, mô phỏng, thiết kế chế tạo bộ phận và cụm chi tiết thuộc lĩnh vực hàng không, tìm hiểu nguyên lý hoạt động của các sản phẩm máy bay thế hệ mới để khai thác vận hành và tổ chức bảo dưỡng
– Trang bị cho học viên khả năng tổ chức nghiên cứu độc lập và có đủ trình độ để tiếp tục học lên bậc Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Hàng không tại các trường đại học thuộc những nước tiên tiến trên thế giới mà bộ môn có mối hợp tác chặt chẽ như ENSMA (Pháp), University of Liege (Bỉ), Bandung Institute of Technology (Indonesia), National University of Singgapore, Nanyang Technology University (Singapore), Konkuk University (Hàn Quốc), Royal Melbourne Institute of Technology, University of Sydney (Úc), Toyohashi University, Ritsumeikan University (Nhật), National Cheng Kung University (Đài Loan)…
2) Chuẩn đầu ra CTĐT:
a. Thạc sĩ ứng dụng:
* Về kiến thức:
Có các kiến thức về chuyên ngành hàng không: khí động lực học, động lực học và điều khiển máy bay, kết cấu vật liệu hàng không, hệ thống lực đẩy trên máy bay, quản lý khai thác máy bay cũng như tổ chức hệ thống giao thông đường hàng không
Có kiến thức về công nghệ thông tin, sử dụng được các phần mềm chuyên ngành trong tính toán và thiết kế chi tiết, cụm kết cấu…
* Về kỹ năng:
Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.
Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học các vấn đề trong lĩnh vực chuyên ngành kỹ thuật hang không: thiết kế kỹ thuật, khai thác quản lý, tiêu chuẩn triển khai công tác bảo dưỡng…
Có khả năng tham gia công tác giảng dạy ở bậc đào tạo đại học thuộc chuyên ngành.
Kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến trong các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, công nghệ mới mới lien quan kỹ thuật hàng không như tính toán mô phỏng kết cấu, mô phỏng dòng lưu chất…
Có kỹ năng khai thác ứng dụng các máy móc thử nghiệm, phần mềm tính toán mô phỏng chuyên dụng vào trong quá trình học tập, nghiên cứu, trong lĩnh vực chuyên ngành.
* Về thái độ, mức tự chủ và trách nhiệm:
Nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng.
Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác.
Đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn.
Quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.
b. Thạc sĩ nghiên cứu:
* Về kiến thức:
Kỹ năng tính toán, mô phỏng và thiết kế trong lĩnh vực Kỹ thuật Hàng không, thiết kế và thực hiện các thí nghiệm cơ học, xây dựng phần mềm thí nghiệm cơ học, lập giải thuật và xây dựng các chương trình về tính toán trong lĩnh vực cơ kỹ thuật
Kiến thức về phương pháp toán (phương pháp phần tử hữu hạn, các phương pháp tối ưu hóa kết cấu…) giải quyết các vấn đề kỹ thuật, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành và khả năng học tập ở trình độ cao hơn
Kiến thức về tương tác giữa lưu chất và kết cấu, dao động của kết cấu dưới tác động của lưu chất, kiến thức về lĩnh vực máy thủy khí, tính toán thiết kế chong chóng
* Về kỹ năng:
Kỹ năng tính toán, mô phỏng và thiết kế trong
lĩnh vực Kỹ thuật Hàng không, thiết kế và thực hiện các thí nghiệm cơ
học, xây dựng phần mềm thí nghiệm cơ học, lập giải thuật và xây dựng các
chương trình về tính toán trong lĩnh vực cơ kỹ thuật * Về thái độ, mức tự chủ và trách nhiệm:
Phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.
II.Tuyển sinh:
1) Đối tượng tuyển sinh:
Đã tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc tốt nghiệp ngành gần với ngành đăng ký dự thi. Danh mục ngành đào tạo bậc đại học có thể tham khảo danh mục cấp IV bậc đại học do Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành theo thông tư 14 năm 2010.
2) Yêu cầu:
a.Yêu cầu về chuyên môn:
b.Yêu cầu về khả năng:
c.Yêu cầu về kinh nghiệm:
3) Ngành đúng:
Kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Hàng không và Kỹ thuật Không gian từ các Trường, Viện trong nước cũng như ngoài nước.
4) Ngành gần:
Kỹ sư tốt nghiệp các ngành thuộc Khoa Kỹ thuật Giao thông (không thuộc chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không), Cơ khí, Cơ học kỹ thuật, … từ các Trường, Viện đào tạo về kỹ thuật và công nghệ.
III. Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh tế- xã hội, hội nhập quốc tế của học viên sau khi tốt nghiệp:
IV. Nguồn lực phục vụ đào tạo
1) Nguồn lực nhân sự:
2) Nguồn lực Cơ sở vật chất:
3) Hướng nghiên cứu:
4) Thành tựu:
5) Hình ảnh: